Viêm đường tiết niệu sau sinh: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Sau sinh có rất nhiều chị em phải đối mặt với căn bệnh viêm đường tiết niệu. Vừa phải trông con, chăm sóc con lại vừa bị căn bệnh đường tiểu ghé thăm khiến cho chị em không khỏi có những lo lắng, khó chịu. Trong bài viết sau đây bác sỹ Đào Thế Tân chuyên khoa Nam Học – Ngoại Tiết Niệu của phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế 12 Kim Mã hiểu rõ hơn về viêm đường tiết niệu sau sinh.

Nguyên nhân viêm đường tiết niệu sau sinh

Viêm đường tiết niệu là bệnh nữ giới thường gặp hơn nam giới. Nguyên nhân do bộ phận sinh dục nữ có niệu đạo rất ngắn, gần với hậu môn, nên vi khuẩn E.coli (một thủ phạm chủ yếu gây viêm đường tiết niệu) dễ xâm nhập và gây bệnh. Ở phụ nữ sau sinh, quá trình ra sản dịch, sử dụng băng vệ sinh dài ngày tạo ra môi trường vô cùng thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo. Thêm vào là sự mất sức, giảm đề kháng sau sinh khiến sản phụ dễ nhiễm bệnh hơn.

Triệu chứng của viêm đường tiết niệu sau sinh

-       Sản phụ thường phải đi tiểu rất nhiều lần, liên tục buồn đi tiểu nhưng lượng nước tiểu rất ít, khi tiểu tiện thì bị ngứa rát, đau buốt, nước tiểu bị đổi màu.

-       Người bệnh đau âm ỉ vùng bụng dưới và lưng, bụng dưới nặng

-       Ở trường hợp nặng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như sốt, buồn nôn, ớn lạnh.

Cách chữa viêm đường tiết niệu sau sinh

Nhiều phụ nữ sau khi sinh bị viêm đường tiết niệu thường có tâm lý “sợ điều trị” vì lo lắng việc dùng thuốc sẽ ảnh hưởng đến bài tiết sữa (lượng sữa ít đi, mùi vị thay đổi, chất lượng sữa giảm sút) cho nên nhiều chị em cố gắng chịu đựng để không làm ảnh hưởng đến con. Thực tế, điều trị viêm đường tiết niệu là cần thiết với mọi đối tượng kể cả với phụ nữ cho con bú để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Cách chữa viêm đường tiết niệu sau sinh mức độ nhẹ

Những trường hợp nhiễm trùng nhẹ, có thể chưa cần dùng thuốc, chỉ cần thực hiện theo các hướng dẫn sau đây:

-       Tăng lượng nước uống, tối thiểu 2,5 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ đào thải vi khuẩn ra ngoài theo nước tiểu.

-       Tăng cường các thực phẩm chứa nhiều vitamin C trong các loại rau củ quả để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu

-       Đi tiểu ngay khi có nhu cầu để “trục xuất” vi khuẩn ra ngoài cơ thể

Cách chữa viêm đường tiết niệu sau sinh bằng thuốc tây

Khi viêm đường tiết niệu diễn biến nặng hơn, việc dùng thuốc là điều bắt buộc để tránh những hậu quả nghiêm trọng. Các thuốc có thể được chỉ định là:'

Thuốc hạ số, giảm đau: để cải thiện các triệu chứng đau buốt khó chịu do vi khuẩn gây ra

Thuốc kháng sinh: là chỉ định điều trị đối với viêm đường tiết niệu nặng ở phụ nữ sau sinh. Tùy theo mức độ cụ thể, người bệnh được chỉ định dùng thuốc kháng sinh theo đường uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. Hiện nay, có nhiều nhóm thuốc kháng sinh được chứng minh là an toàn với phụ nữ cho con bú do đó các chị em nên yên tâm tuân thủ điều trị để nhanh chóng cải thiện tình trạng nhiễm trùng.

Với những phụ nữ đã cai sữa con, có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược như Kim tiền thảo, Râu mèo, Xa tiền tử… để hỗ trợ điều trị, bởi những thảo dược này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm không thua kém các thuốc tây, đồng thời giúp mang lại hiệu quả điều trị bền vững và lâu dài hơn.

Cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu sau sinh.

Bác sỹ Tân cho biết: chị em nữ giới sau sinh khi thấy xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ bị mắc bệnh viêm đường tiết niệu, các bệnh về đường tiểu thì cần phải đi đến ngay các phòng khám chuyên khoa để thăm khám, kiểm tra. Bên cạnh đó, chị em cũng phải có chế độ ăn uống khoa học hợp lý để phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu sau sinh.

Uống nhiều nước và không nhịn tiểu

Uống nhiều nước hơn (khoảng 2,5 lít nước mỗi ngày), điều này làm quá trình đi tiểu liên tục sẽ giúp “xả sạch” vi khuẩn dần dần ra khỏi đường niệu mà không cần dùng đến thuốc ở những trường hợp viêm nhẹ. Đi tiểu đều, 2-3 giờ/lần, không nên nhịn tiểu quá lâu, nước tiểu càng ứ đọng, các mầm bệnh càng phát triển.

Ăn cam, chanh, bưởi

Ăn cam, chanh, bưởi thường xuyên rất tốt cho phụ nữ bị viêm đường tiết niệu sau sinh. Tiêu thụ những loại trái cây này, nước tiểu của sản phụ sẽ chua và đây chính là môi trường axit khiến vi khuẩn khó phát triển.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách

Cần giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Thực hiện lau chùi, vệ sinh vùng kín từ trước ra sau để tránh mang các vi khuẩn có sẵn ở hậu môn vào đường tiểu.

Trên đây là những thông tin chia sẻ của bác sỹ chuyên khoa Đào Thế Tân về hiện tượng viêm đường tiết niệu sau sinh ở phụ nữ. Hi vọng những thông tin này đã giải đáp được phần nào các thắc mắc của chị em về căn bệnh này. Nếu còn gì thắc mắc các bạn có thể nhắn tin với bác sỹ TẠI ĐÂY để được tư vấn cụ thể hơn.

#viemduongtietnieu #bacsydaothetan