Bà bầu bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì ?
Viêm đường tiết niệu là căn bệnh thường gặp ở nữ giới, đặc biệt là chị em phụ nữ mang bầu. Theo số liệu thống kê cho biết, cứ 10 người tới khám thì có tới 9 người bị viêm đường tiết niệu đều là chị em mang bầu. Vậy bà bầu bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây các bạn nhé!
Tìm hiểu về viêm đường tiết niệu khi mang thai
Viêm đường tiết niệu là một căn bệnh mà nhiều mẹ bầu gặp phải. Nguyên nhân là do khi mang thai, niệu quản bị giảm trương cơ lực, trở lên dài, cong queo, khả năng lưu thông nước kém. Trong khi đó sự lớn lên của tử cung chèn ép vào đường tiết niệu, khiến tình trạng ứ nước dễ xảy ra ở bể thận và dẫn đến viêm đường tiết niệu.

Viêm đường tiết niệu có 3 thể nặng nhẹ khác nhau: thể nhiễm khuẩn, viêm bàng quang, viêm thận – bể thận. Ở thể nhiễm khuẩn hầu như không có dấu hiệu rõ rệt ngoại trừ cách phát hiện bằng phương pháp xét nghiệm nước tiểu. Còn ở thể viêm bàng quang, mẹ sẽ thấy các triệu chứng như: tiểu dắt, tiểu buốt, có thế tiểu ra máu ở cuối bãi, cảm giác nóng rát khi tiểu, người mệt mỏi nhưng không sốt.
Hai thể này nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ biến chứng thành viêm thận – bể thận cấp. Đây là dạng nặng nhất của viêm đường tiết niệu, nó khiến cho mẹ bầu bị sốt cao, người rét run, tái xanh, mạch đập nhanh, mệt mỏi, vùng thắt lưng bên phải đau âm ỉ hoặc dữ dội.
Khi ở dạng bệnh này, chức năng thận của mẹ đã bị ảnh hưởng. Nếu tiếp tục không chữa trị, cả mẹ và thai nhi đều có nguy cơ bị biến chứng như: suy thai, sinh non, sốc nhiễm khuẩn, suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy thận,…
Viêm đường tiết niệu khi mang thai uống thuốc gì?
Đầu tiên, khi nhận thấy các triệu chứng của viêm đường tiết niệu, mẹ bầu cần tới ngay bệnh viện để khám và điều trị. Tại đây, bác sĩ sẽ kê đơn cho mẹ một số loại thuốc kháng sinh để dùng cho tới khi hết viêm nhiễm.
Một số loại kháng sinh được sử dụng cho phụ nữ mang thai mà không gây ảnh hưởng tới thai nhi như: ampicillin, erythromycin hoặc amoxcillin + axit clavulanic; cephalexin + nitrofurantoin (hai nhóm thuốc này được dùng khi ở mẹ bầu xuất hiện hiện tượng kháng thuốc).

Mẹ lưu ý cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều dùng, tuyệt đối không tự ý mua thuốc, bỏ thuốc hay kéo dài thời gian uống. Vì đối với từng mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ cho mẹ uống những liều khác nhau. Chẳng hạn như nếu bị viêm bàng quang, mẹ bầu sẽ phải dùng thuốc 10 ngày, như vậy mới trị dứt điểm bệnh, trong khi đó ở người bình thường chỉ cần uống khoảng 3 ngày.
Trong trường hợp mẹ bầu bị viêm thận – viêm bể thận thì cần được nhập viện để theo dõi sát sao và ngăn ngừa các nguy xơ xấu có thể xảy ra với thai nhi. Tại đây, có thể mẹ sẽ được tiêm thuốc cefazolin hay gentamycin + ampicillin.
Những loại thuốc mẹ tuyệt đối không dùng khi mang thai
Có rất nhiều loại thuốc mẹ không được dùng khi mang thai vì tác dụng ngược của chúng có thể gây hại tới sự phát triển của thai nhi, điển hình như:
– Tetracyclin ảnh hưởng xấu tới xương, mầm răng và dị tật ngón chân, tay.
– Fluoroquinolon: gây thoái hóa xương sụn của thai nhi.

– Bactrim: Gây tổn thương tới máu của mẹ, dẫn đến tình trạng thiếu máu nguyên hồng cầu, nguy hiểm hơn là suy thận, suy gan và dị tật thai nhi.

Viêm đường tiết niệu khi mang thai nếu không điều trị sớm, điều trị kịp thời, dứt điểm thì bệnh sẽ rất dễ tái phát lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai phụ và quá trình phát triển của thai nhi. Chính vì thế khi thấy có những dấu hiệu nghi ngờ viêm đường tiết niệu chị em cần phải đi thăm khám kiểm tra ngay, để có cách xử lý kịp thời.
Trên đây là những thông tin chia sẻ của bác sỹ chuyên khoa về viêm đường tiết niệu khi mang thai. Hi vọng với những thông tin này sẽ giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai, viêm đường tiết niệu khi mang thai nên uống thuốc gì ? Nếu còn gì chưa hiểu các bạn có thể gọi điện thoại tới số 0349635269 hoặc nhắn tin với bác sỹ TẠI ĐÂY để được giải đáp thắc mắc.
#viemduongtietnieu